8h:38' - 3/7/2012
Khái niệm căn bản về NAT

 

Khái niệm căn bản về NAT:

NAT (Network Address Translation), là một cơ chế dịch đổi địa chỉ mạng được cài đặt trong một bộ định tuyến. Trong mạng máy tính, khi một máy con thực hiện kết nối hoặc gởi dữ liệu tới một máy tính nào đó trên internet, dữ liệu sẽ được gởi tới NAT, sau đó NAT sẽ thay thế địa chỉ IP riêng của máy con đó rồi gửi gói dữ liệu đi với địa chỉ IP của NAT. NAT ghi lại bảng thông tin của những máy tính đã gởi những gói tin đi ra ngoài trên mỗi cổng dịch vụ và gởi những gói tin nhận được về đúng máy tính đó. Ngoài ra cơ chế NAT cùng được dùng để kết nối giữa hai mạng IPv4 và IPv6.

I. Khái quát về NAT

NAT hay còn gọi là Network Address Translation là một kĩ thuật được phát minh lúc khởi đầu dùng để giải quyết vấn đề IP shortage, nhưng dần dần nó chứng tỏ nhiều ưu điểm mà lúc phát minh ra nó người ta không nghĩ tới, một trong những lợi điểm của NAT ngày nay được ứng dụng nhiều nhất là NAT cho phép
- Chia sẽ kết nối internet với nhiều máy bên trong LAN với một địa chỉ IP của WAN
- Một lợi điểm nữa của NAT là nó có thể làm việc như một Firewall, nó giúp dấu tất cả IP bên trong LAN với thế giới bên ngoài, tránh sự dòm ngó của hackers.
- Tính linh hoạt và sự dễ dàng trong việc quản lý
NAT giúp cho các home user và các doanh nghiệp nhỏ có thể tạo kết nối với internet một cách dễ dàng và hiệu quả cũng như giúp tiết kiệm vốn đầu tư.
NAT cũng có nhiều loại hay hình thức khác nhau, chúng ta sẽ nói sơ lược qua các dạng NAT

1. Static NAT

Với static NAT thì sự chuyển đổi packet giữa hai network, giữa nguồn và địa chỉ đến trở nên đơn giản và nhất định, các điều kiện về trạng thái kết nối không cần phải giử lại. Nó chỉ cần nhìn vào mỗi IP packet khi chuyển đổi, các thông tin về mapping đều không cần thiết. Static NAT sử dụng khi số lượng IP trong LAN bằng số lượng NAT-IP.
Các bạn có thể tham khảo hình sau đây về cấu hình static NAT.

2. Dynamic NAT
Dynamic NAT khác với static là các địa chỉ host IP được thay đổi liên tục mỗi lần tạo kết nối ra ngoài các host này sẽ nhận được một địa chỉ NAT-IP và mỗi lần như vậy NAT sẽ giữ lại thông tin IP của host này trong NAT Table của nó và cứ như thế. Tuy nhiên cái bất lợi của dynamic NAT là khi NAT-IP được cung cấp hết do cùng một lúc có nhiều host rong LAN gởi yêu cầu thì lập tức sẽ không còn bất kì một kết nối nào được chuyển dịch nữa qua NAT vì NAT-IP đã được cấp phát hết và như vậy nó phải đợi tới lần kết nối sau.
Các bạn có thể tham khảo hình sau đây để có thể hiểu cách làm việc của Dynamic NAT NAT rule: Dynamic translate tất cả IP thuộc class B 138.201 đến một địa chỉ thuộc class C 178.201. Mỗi một kết nối từ bên trong muốn ra ngoài sẽ được NAT cung cấp một địa chỉ trong số lượng IP sẳn có của NAT, nếu các NAT-IP này được cấp phát hết thì các connection từ class B sẽ không thể ra ngoài được nữa.

3. NAT ngụy trang hay giả lập (Masquerading)

Đây là dạng NAT phổ thông mà chúng ta thường gặp và sử dụng ngày nay trong các thiết bị phần cứng hay phần mềm routing như router hay các phần mềm chia sẽ internet như ISA, ICS hay NAT server mà lát nữa đây chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu cách thiết lập nó.
Dạng NAT này hay còn được gọi với một cái tên NPAT (Network Port Address Translation), với dạng NAT này tất cả các IP trong mạng LAN được dấu dưới một địa chỉ NAT-IP, các kết nối ra bên ngoài đều được tạo ra giả tạo tại NAT trước khi nó đến được địa chỉ internet.
Các bạn có thể tham khảo hình dưới đây để tìm hiểu cách làm việc của NAPT
NAT rule: Giả trang internet IP address 138.201 sử dụng địa chỉ NAT router
Cho mỗi packets được gởi ra ngoài IP nguồn sẽ được thay thế bằng NAT-IP là 195.112 và port nguồn được thay thế bằng một cổng nào đó chưa được dùng ở NAT, thông thường là các cổng lớn hơn 1204.
Nếu một packet được gởi đến địa chỉ của router và port của destination nằm trong khoảng port dùng để masquerading thì NAT sẽ kiểm tra địa chỉ IP này và port với masquerading table của NAT nếu là gởi cho một host bên trong LAN thì gói tin này sẽ được NAT gắn vào địa chỉ IP và port của host đó và sẽ chuyển nó đến host đó.